Xem nhanh nội dung
ToggleDHCP hay DHCP Server là gì? Trong sử dụng internet, ít nhiều chúng ta đều được nghe đến khái niệm này, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác cũng như nắm rõ cách thức hoạt động, vai trò, ưu – nhược điểm của DHCP. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. DHCP là gì?
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) là giao thức cấu hình máy chủ. DHCP có nhiệm vụ quản lý và tự động cung cấp các địa chỉ IP đến thiết bị mạng bên trong một mạng, đảm bảo hai máy tính khác nhau không dùng chung một địa chỉ IP. Ngoài ra, DHCP còn cung cấp cấu hình Subnet Mask và mặc định và Gateway.
Trường hợp máy tính không có DHCP thì có thể cấu hình IP thủ công (cấu hình IP tĩnh). Bên cạnh cung cấp địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp các thông tin cấu hình khác, như DNS chẳng hạn. DHCP hiện có 2 version sử dụng cho IPv4 và IPv6.
2. Ưu & nhược điểm khi sử dụng DHCP?
Không một giao thức mạng nào là hoàn hảo, DHCP cũng không ngoại lệ. Những ưu – nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về giao thức này.
Ưu điểm khi sử dụng DHCP
- Giúp kết nối mạng nhanh hơn: DHCP cho phép cấu hình tự động, nó sẽ chủ động gán IP cho các thiết bị, từ đó giúp các thiết bị nhanh chóng kết nối được với mạng internet.
- Giúp quản lý IP một cách khoa học: DHCP cung cấp địa chỉ IP cho các thiết bị, giúp tránh trường hợp trùng địa chỉ IP ở các thiết bị, điều này còn giúp hệ thống mạng hoạt động ổn định và dễ dàng quản lý.
- Dễ dàng quản lý và theo dõi các thông số: Ngoài ra, DHCP còn giúp dễ dàng theo dõi các thông số và quản lý chúng qua các trạm nhờ quản lý địa chỉ IP và các tham số TCP/IP trên cùng một màn hình. Cách hiển thị này cũng giúp cho người quản lý dễ dàng phân tích, không gán nhầm địa chỉ IP tự động nhờ sự hỗ trợ của máy chủ DHCP.
- Thuận tiện hơn khi nâng cấp hạ tầng: Hệ thống DHCP cho phép thay đổi cấu hình và thông số các địa chỉ IP một cách linh hoạt, nhờ đó mà người quản lý dễ dàng thao tác và thuận tiện hơn khi muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng.
- Cho phép di chuyển tự do từ mạng này sang mạng khác: Đây cũng là một trong những ưu điểm rất lớn của DHCP. Nó cho phép các thiết bị kết nối có thể di chuyển qua lại giữa các mạng và nhận địa chỉ IP tự động mới một cách thuận tiện, đơn giản.
Nhược điểm khi sử dụng DHCP
- Không phù hợp với các thiết bị cố định và cần truy cập liên tục: Máy in, file sarver… và các thiết bị cố định tương tự không thích hợp sử dụng IP động của DHCP. Vì mỗi khi kết nối với thiết bị khác, máy in phải thường xuyên cập nhật cài đặt để thiết bị có thể kết nối được với máy in.
- Chỉ sử dụng trong mô hình mạng nhỏ: Như mạng văn phòng, mạng gia đình… với mô hình lớn hơn, việc quản lý sẽ rất khó khăn.
3. Cách thức hoạt động của DHCP
Cách thức hoạt động của DHCP không quá phức tạp. Bạn có thể hiểu nôm na là Khi một thiết bị phát ra tín hiệu muốn truy cập mạng, DHCP sẽ gửi yêu cầu từ router, router sẽ gán cho một địa chỉ IP khả dụng cho phép thiết bị đó có thể giao tiếp trên mạng.
Hiểu một cách cụ thể hơn:Khi có nhu cầu kết nối mạng, máy tính sẽ gửi yêu cầu DHCP Discover đến máy chủ. Nhận được yêu cầu, DHCP server sẽ tiến hành tìm kiếm một địa chỉ IP khả dụng rồi cấp cho máy tính địa chỉ IP đó.
Nhận được địa chỉ, máy tính sử dụng gói tin DHCP Request, phản hồi lại cho máy chủ biết thiết bị đã nhận và có địa chỉ IP; máy chủ sẽ xác nhận máy tính đã có IP, đồng thời xác định rõ thời gian sử dụng IP vừa cấp đến khi có địa chỉ IP mới.
Vì cơ chế hoạt động này nên ở quy mô nhỏ như gia đình/ văn phòng/ doanh nghiệp nhỏ… router sẽ hoạt động như một máy chủ DHCP. Còn ở các mạng lớn, router chỉ đóng vai trò như một máy tính, nó không có khả năng quản lý được hết tất cả các thiết bị nên cần một máy chủ chuyên dụng để thực hiện nhiệm vụ cấp IP.
4. Vai trò của DHCP như thế nào?
Không những quyết định số lượng thiết bị điện tử có thể kết nối vào một mạng, DHCP còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp địa chỉ IP cho thiết bị, đảm bảo địa chỉ IP ở các thiết bị không bị trùng lặp. Nếu không có DHCP thì các thiết bị trong cùng một mạng rất dễ bị xung đột IP, khiến cho hoạt động quản lý trở nên khó khăn và có thể thiết bị sẽ không truy cập được vào internet.
DHCP hỗ trợ công tác quản trị hệ thống mạng tự động, tập trung và thuận tiện hơn nhờ tự động cung cấp địa chỉ IP cho thiết bị khi truy cập vào mạng với số lượng không giới hạn, từ đó, giúp tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với việc cấu hình thủ công, đồng thời giảm thiểu rủi ro lỗi phát sinh.
5. Các thuật ngữ liên quan
Ngoài khái niệm DHCP là gì, còn có rất nhiều các thuật ngữ xoanh quanh mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình tìm hiểu.
- DHCP Server: Hay còn gọi là máy chủ DHCP, đây là một thiết bị nối vào mạng có nhiệm vụ quản lý việc cấu hình và cung cấp địa chỉ IP cho client.
- DHCP client: Hay còn gọi là máy trạm DHCP, đây là thiết bị nối vào nhận thông tin cấu hình IP từ DHCP Server.
- BOOTP Relay Agents: Là thiết bị chuyển tiếp BOOTP; đồng thời đóng vai trò là một máy trạm hoặc một router. BOOTP Relay Agents có nhiệm vụ chuyển các thông điệp DHCP giữa DHCP server và DHCP client.
- Binding: Là một tập hợp các thông tin cấu hình, trong đó có ít nhất 1 địa chỉ IP được sử dụng bởi một máy trạm
- Scope: Thuật ngữ này chỉ phạm vi liên tiếp của các địa chỉ IP có thể cho 1 mạng.
- Scope Options: Thuật ngữ này chỉ các thông số được cấu hình thêm trong quá trình cung cấp IP động cho máy trạm, như: Router(003), DNS Server(006),…
- Reservation: Đây là địa chỉ đặt trước dành riêng cho thiết bị hoặc máy tính chạy các dịch vụ. Thường thì tùy chọn này được thiết lập để cung cấp địa chỉ cho Printer, các Server…
- Exclusion Scope: Là dài địa chỉ trong Scope. Dải địa chỉ này không được tự động cấp cho máy trạm.
- DHCP Relay Agent: Là một Router hoặc một máy tính được cấu hình để lắng nghe và chuyển tiếp các gói tin giữa máy trạm và máy chủ DHCP từ subnet này sang subnet khác.
DHCP chưa phải là hoàn hảo, vẫn còn một vài bất cập khi sử dụng, song chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DHCP là gì và có thêm kiến thức để ứng dụng một cách hiệu quả nhất.